0

Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 2) | Safe and Sound

Trở thành mẹ đơn thân dù là lựa chọn hay hoàn cảnh bắt buộc đều có những áp lực nhất định. Chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu rõ bản thân đang phải đối mặt với những áp lực to lớn như thế nào. Bác sĩ tâm lý khẳng định, để vượt qua những áp lực của bà mẹ đơn thân không hề đơn giản, đặc biệt với những người phải gồng gánh tất cả một mình, nhưng chính tình mẫu tử thiêng liêng sẽ tạo thành sức mạnh để bạn chiến thắng những khó khăn này.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

5. Tập trung vào công việc

Theo bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý, mẹ đơn thân sẽ không tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực và nhìn nhận sai giá trị của bản thân. Thay vì quẩn quanh với những suy nghĩ không đâu vào đâu, bạn nên tập trung hoàn toàn vào công việc.

Làm việc siêng năng, chăm chỉ giúp bạn tạo dựng nguồn thu nhập ổn định. Bạn có đủ tài chính để lo cho con cái, bản thân và gia đình.

Chuyên gia tâm lý cho biết, thành công trong sự nghiệp còn giúp single mom củng cố niềm tin về giá trị của bản thân. Tránh tâm lý tự ti, cảm thấy tội lỗi vì đã bước vào hôn nhân quá nóng vội.

6. Trang bị kỹ năng nuôi dạy con

Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, nhiều single mom chỉ tập trung kiếm tiền mà quên mất phải trang bị kỹ năng nuôi con. Khi sống trong gia đình không hoàn chỉnh, con trẻ sẽ có tâm lý nhạy cảm hơn và không tránh khỏi thắc mắc vì sao bản thân không được ở cùng cả bố lẫn mẹ?

Ảnh 1: Trang bị kỹ năng nuôi dạy con

Nếu không khéo léo, con trẻ có thể bị tổn thương tâm lý và gặp phải vấn đề trong quá trình hình thành tính cách. Vì vậy ngoài chăm lo đời sống vật chất, chuyên gia tâm lý cho rằng, mẹ đơn thân cần phải trang bị kỹ năng để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và tâm lý của con trẻ. Có như vậy, con mới cảm thấy đủ đầy ở về mọi mặt.

7. Bỏ ngoài tai những lời nói không hay

Định kiến xã hội là một trong những rào cản, áp lực rất lớn đối với mẹ đơn thân. Bên cạnh những lời động viên và chia sẻ, không ít người vẫn giữ thái độ phiến diện, tiêu cực về vấn đề này. Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, single mom không tránh khỏi cái nhìn thiếu thiện chí từ những người xung quanh, nặng nề hơn là những lời nói cay độc mà không mảy may nghĩ đến cảm xúc của người nghe.

Trở thành mẹ đơn thân, bạn phải bỏ ngoài tai những lời nói không hay. Cuộc sống này luôn hiện diện mặt tốt và mặt xấu. Có người thương bạn cũng sẽ có người không thích bạn. Có người đồng cảm, chia sẻ cũng sẽ có người không thấu hiểu.

Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, vì vậy không nên để tâm quá nhiều đến những lời nói ác ý từ dư luận. Tập trung vào bản thân và mục tiêu đặt ra là điều mà bạn nên làm vào thời điểm này. Bởi chỉ có như vậy, bạn mới có thể giữ lòng mình an yên giữa bộn bề cuộc sống.

8. Lên kế hoạch cụ thể cho tương lai

Trở thành mẹ đơn thân, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn, áp lực một mình. Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, để đảm bảo con có cuộc sống tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch cụ thể. Trước tiên cần giải quyết những vấn đề cấp thiết như thu nhập, nơi ở,… Sau đó, lên kế hoạch tích lũy tài chính để phục vụ cho những mục đích lâu dài hơn.

Theo bác sĩ tâm lý, xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát những áp lực và các vấn đề có thể phát sinh. Với sự chuẩn bị chu đáo, bạn hoàn toàn có thể cáng đáng mọi thứ một mình mà không cần sự hỗ trợ của người cũ. Tự mình đối mặt với mọi thứ là điều không hề dễ dàng nhưng nếu có kế hoạch dài lâu, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mọi thứ.

9. Dành thời gian cho bản thân

Điều cuối cùng bạn cần làm là dành thời gian cho bản thân. Bác sĩ tâm lý cho biết, trở thành mẹ đơn thân đồng nghĩa với việc bạn phải dành hết thời gian cho con cái lẫn công việc. Tất bật từ sáng đến tối từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần suy kiệt.

Ảnh 2: Hãy dành chút ít thời gian cho bản thân để tận hưởng cuộc sống và lấy lại năng lượng

Là một người mẹ, hạnh phúc và niềm vui của con phải được đặt lên hàng đầu. Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý khẳng định, nhưng không phải vì thế mà bạn bỏ bê việc chăm sóc bản thân. Thỉnh thoảng, hãy gác lại công việc, những áp lực và tận hưởng cuộc sống. Không nhất thiết phải đi đâu đó thật xa, những thói quen lành mạnh như chăm sóc cây cối, dành thời gian làm đẹp, gặp gỡ bạn bè,… đủ để bạn nạp lại năng lượng sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng.

Cân bằng thời gian cho gia đình và bản thân quả là điều khó khăn đối với mẹ đơn thân. Dẫu vậy, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyến nghị, hãy cố gắng cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi giữa cuộc sống đầy áp lực này. Bởi chỉ khi yêu thương bản thân, bạn mới có thể yêu thương những người khác một cách trọn vẹn.

Xem thêm:

Áp lực làm mẹ đơn thân - Chỉ người trong cuộc mới hiểu

Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 1)

: Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound